Sáng 6/5, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức khai mạc tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Bình Chánh, TPHCM) với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người. Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”. Sự kiện có sự tham dự của Chủ tịch nước Lương Cường, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng gần 1.250 đại biểu quốc tế từ 85 quốc gia và hơn 1.500 đại biểu trong nước.

Lễ khai mạc Đại lễ VESAK LHQ 2025 | Tham dự có Chủ tịch nước Lương Cường và hơn 1300 đại biểu quốc tế
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TPHCM
Lần đầu tiên TP.HCM vinh dự được chọn đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 – một trong những sự kiện Phật giáo quốc tế lớn nhất. Đại lễ quy tụ gần 2.700 đại biểu, trong đó có khoảng 1.250 khách quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các vị lãnh đạo Phật giáo, học giả, nhà nghiên cứu và kiều bào năm châu. Đại diện phía Việt Nam có Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo các tỉnh thành, các vị chức sắc tôn giáo và đông đảo Phật tử tiêu biểu.
Tại lễ khai mạc, Chủ tịch nước Lương Cường thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước bày tỏ niềm hoan hỷ chào đón các đại biểu quốc tế đến Việt Nam. Ông khẳng định Phật giáo Việt Nam có lịch sử gắn bó mật thiết với tiến trình dựng nước và giữ nước, đồng thời luôn đồng hành trong phát triển văn hóa, giáo dục và xã hội. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, phát triển hài hòa trong khuôn khổ pháp luật.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại buổi lễ khai mạc Đại lễ Vesak 2025
Đức Pháp Chủ Thích Trí Quảng, người lãnh đạo tinh thần tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2569. Ngài nhấn mạnh năm 2025 là một dấu mốc quan trọng, khi Đại lễ Vesak lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM – trùng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Đức Pháp Chủ kêu gọi cộng đồng Phật tử toàn cầu cùng nhau nuôi dưỡng tinh thần từ bi, trí tuệ và đoàn kết để xây dựng một thế giới hòa bình, an vui.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đọc thông điệp Đại lễ Vesak
Trong khuôn khổ Đại lễ, Ban tổ chức đã tiếp nhận gần 1.000 tham luận bằng tiếng Việt và tiếng Anh từ nhiều quốc gia, tập trung vào vai trò của Phật giáo trong kiến tạo hòa bình, phát triển bền vững và các giá trị đạo đức trong xã hội hiện đại. Sự kiện cũng là dịp giới thiệu đến bạn bè quốc tế kho tàng văn hóa Phật giáo hơn 2.000 năm tại Việt Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka dự khai mạc Đại lễ Vesak

Đại Phật kỳ tung bay tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025
Đại lễ Vesak 2025 không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo và tâm linh sâu sắc, mà còn là cơ hội để lan tỏa hình ảnh Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình, giàu lòng nhân ái. Các đại biểu quốc tế sẽ cảm nhận rõ hơn về chính sách cởi mở, tự do tôn giáo và một TP.HCM hiện đại sau 50 năm đổi mới và phát triển.
Đại lễ sẽ diễn ra trong hai ngày và bế mạc vào ngày 8/5/2025. Sự kiện được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế về tôn giáo, và lan tỏa mạnh mẽ những thông điệp nhân văn cao đẹp của Phật giáo đến toàn thế giới.
Công tác chuẩn bị hơn 4000 phần quà tặng cho Đại lễ VESAK LHQ 2025
Hòa trong tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật giáo, công tác chuẩn bị hơn 4.000 phần quà tặng cho Đại lễ VESAK Liên Hợp Quốc 2025 đã được thực hiện với tất cả sự tận tâm và hoan hỷ từ Quatangcongnghe.vn Top 1. Mỗi phần quà là kết tinh của văn hóa, tâm linh và lòng mến khách của đất nước Việt Nam gửi tới chư Tôn đức Tăng Ni, quý đại biểu quốc tế và đông đảo Phật tử về tham dự Đại lễ.
>> XEM THÊM: Công tác chuẩn bị hơn 4000 món quà tặng tại Đại lễ Phật đản Vesak 2025




Quatangcongnghe.vn Top 1 cùng các Phật tử gói những món quà dành tặng các vị đại biểu từ hơn 80 quốc gia tham dự Đại lễ Vesak 2025.
Ba phần quà chính trong mỗi bộ quà tặng là những biểu trưng đầy ý nghĩa, thể hiện tinh thần Phật pháp và vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc, nghệ thuật Phật giáo:
Trụ kinh Chuyển Pháp Luân: biểu tượng linh thiêng của sự vận hành chánh pháp, nhắc nhở người nhận luôn giữ vững tâm Bồ-đề và tinh tấn tu học trên con đường giác ngộ. Mỗi trụ kinh được chế tác tinh xảo, là lời chúc về sự chuyển hóa và khai mở trí tuệ.
Biểu tượng Bánh xe Chuyển Pháp Luân: hình ảnh bánh xe tám căm, đại diện cho Bát Chánh Đạo và sự tuần hoàn không ngừng của Pháp. Đây là biểu trưng cao quý của sự vận chuyển giáo lý, đánh thức sự tỉnh thức và lòng từ bi trong mỗi con người.
Tranh Biểu tượng Kiến trúc Phật giáo: công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, như một sự giao thoa giữa lịch sử, tín ngưỡng và nghệ thuật. Tác phẩm không chỉ là món quà lưu niệm mà còn mang đậm tinh thần truyền bá văn hóa và di sản Phật giáo Việt.

Biểu tượng Bánh xe Chuyển Pháp Luân

Trụ kinh Chuyển Pháp Luân

Tranh Biểu tượng Kiến trúc Phật giáo

Lễ gia trì các vật phẩm quà tặng Đại Lễ VESAK 2025 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Quà tặng dành tặng các vị đại biểu tham dự Đại lễ VESAK LHQ 2025
Từng món quà đều được thiết kế riêng cho sự kiện, với chất liệu và hình thức trang nhã, thể hiện sự kính trọng đối với người nhận và sự trân quý của ban tổ chức. Khâu chuẩn bị được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng với sự tham gia của hàng trăm tình nguyện viên, tất cả cùng chung tay để lan tỏa thông điệp hòa bình, từ bi và trí tuệ đến với cộng đồng quốc tế.
Với tinh thần “phụng sự là cúng dường”, mỗi phần quà trao đi là một hạt giống thiện lành được gieo xuống. Chúng tôi tin rằng, hơn 4.000 món quà không chỉ là kỷ vật đáng nhớ của Vesak 2025, mà còn là nhịp cầu kết nối những tấm lòng, những trái tim cùng hướng về lý tưởng giác ngộ.
>> XEM THÊM: VESAK 2025 | Lễ gia trì các vật phẩm quà tặng Đại Lễ VESAK 2025 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội